Trong điều kiện gần như toàn bộ nguyên liệu nhựa phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc giá nguyên liệu nhựa tăng liên tục cùng với giá dầu của thế giới (tăng trung bình 144 USD/tấn so với 2006), cộng với sự bấp bênh của một số nguồn hàng, đã tạo sức ép không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam cũng cần phải nhìn những thực tế:
-Thị trường thế giới có ba khu vực trọng yếu: Mỹ (1,74 tỉ USD hàng nhựa nhập khẩu năm 2006), EU và Nhật. Chỉ riêng trong lĩnh vực bao bì nhựa, trong năm 2006, EU nhập khẩu hơn 500 ngàn tấn, trị giá khoảng 700 tỉệu Euro và Nhật là 480 ngàn tấn. Ngành Nhựa Việt Nâm trong cả ba thị trường lớn này chỉ có một thị phần khiếm tốn (chưa đến 3% ở Nhật, khoảng 5% ở EU và chưa đến 1% tại thị trường Mỹ).
-Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan), họ chuyển sản xuất sang Việt Nam nhằm tránh thuế chống phá giá đối với các quốc gia trên đang được áp dụng tại Mỹ và Châu Âu cũng như chênh lệch thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ Trung Quốc. Vì hàng Việt Nam xuất vào châu Âu trả thuế ít hơn hàng Trung Quốc tối thiểu là 10%. Tuy vậy ngành Nhựa Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng để chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng, một phần là do giá sản phẩm nhựa trong nước cao hơn giá xuất khẩu nên thị trường trong nước mang lại lơi nhuận tốt hơn. Mặt khác việc huy động vốn lẫn mặt băngà để mở rộng sản xuất không hề đơn giản, bởi hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Hầu hết nguyên liệu cho ngành nhựa đều phải nhập khẩu, nên việc chủ động trong nguồn cung cấp trong tình hình giá nguyên liệu của thế giới biến động liên tục cũng là một yếu tố bất lợi. Quan trọng hơn cả là ngành nhựa thiếu nguồn nguyên liệu tái sinh sạch để có thể hạ giá thành, trong khi các nước khu vực, thậm chí cả ở Singapore, việc nhập phế liệu sản xuất để tái sinh lại là không có vấn đề, thì đây là điều rất khó khăn ở Việt Nam.
-Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là một vấn đề lớn. Cùng với năng suất lao động thấp, thiếu chuyên môn cũng là trở ngại cho nỗ lực mở rộng thị phần của ngành Nhựa Việt Nam ra nước ngoài.
Để khắc phục những hạn chế trên, doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần tập trung chuyển đổi cũng như cải tiến và hiện đại hoá công nghệ và thiết bị để hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, như các sản phẩm mang hàm lượng kỹ thuật; hạ chi phí sản xuất, đồng thời tăng cường các biện pháp đào tạo thay đổi tác phong người lao động cũng như quản lý (sản xuất tinh gọn – lean manufacturing, 6 sigma…).
Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2007 là 725 triệu đôla Mỹ, phần tăng trưởng do tăng về sản lượng chiếm khoảng 406,5 triệu (tỷ lệ 56,1%) và phần tăng do giá nguyên liệu khoảng 318,5 triệu USD. Để có thể duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu bền vững của ngành cần phải đưa vào xuất khẩu từ các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đồng thời doanh nghiệp nhựa cần có những biện pháp đồng bộ để hạ giá thành sản xuất và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong tình hình mặt bằng lương liên tục tăng cao. Theo kết quả khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đa số các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp nhựa, hiệu quả sử dụng năng lượng chưa bằng 1/3 của Nhật Bản và kém Mỹ 2,7 lần. Ngay cả với các nước trong khu vực để cùng làm ra một giá trị sản phẩm như nhau Việt Nam phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn đến 1,5-1,7 lần so với Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia….
Thời gian |
Doanh thu xuất khẩu
|
Tăng trưởng
|
2004 |
280
|
|
2005 |
336
|
21%
|
2006 |
485
|
44%
|
2007 |
725
|
51%
|
Copyright © 2017 Nhựa Tiến Thành. All rights reserved
Thiết kế Website: CNV.vn